HotLine: O355756176
poshanukimnguyen@gmail.com
Trang chủ

Tượng, đồ gốm

I.GỐM ĐẤT NUNG

1.Gốm đẳng cấp Pra-Vikrăn

Giới thiệu ý tưởng: Năm 653 – 685 sau công nguyên (AC), vua PraKasadharma trị vì Vương quốc Champa là thời kỳ ổn định nhất, kéo dài nhất cho đến khi người con kế vị là Vikrăntavarman lên ngôi cũng lấy tên tấn phong là PraKasadharma I vào năm 686 – 731 AC.

Sau ổn định lâu dài đó, gần 100 năm đã mở mang phát triển đất nước Lâm Ấp trên nhiều lĩnh vực, trong đó gốm Chăm đã có vị thế quan trọng trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Cận Đông, Đông Nam Á, Tây Á, các tiểu Vương quốc Ả Rập và vùng biển Đỏ.

Qua các di chỉ khảo cổ học khai quật ở nước ngoài, ta có thể xác định được giá trị của gốm Chăm và thị trường rộng lớn của nó bằng con đường thương mại trên biển, ngang tầm với gốm Trung Quốc và gốm Đại Việt.

Vị thế và uy tín của gốm Chăm còn phát triển mạnh hơn cho đến thời kỳ nước Lâm Ấp thành nước Hoàn Vương (758 – 859 – AC).

Trên cơ sở giới thiệu qua, tôi có ý tưởng gắn chặt tên của 2 vị Quốc vương thời kỳ ổn định và phồn vinh đất nước Champa thành:  PraKasadharma + Vikrăntavarman = Pra-Vikrăn (gốm đẳng cấp Pra-Vikrăn)

  1. Gốm Hoàng Vương 758 (thời kỳ gốm Chăm của nước Hoàn Vương phát triển thịnh vượng, rộng rãi trên “con đường tơ lụa”)
  2. Gốm Chăm Matró – KN (tên đặt theo địa danh thời mới hình thành làng gốm trước khi dời đến Bầu Trúc)

Giới thiệu ý tưởng: Từ xưa, làng gốm truyền thống Chăm vốn ở tại xóm MaTró (xã Vĩnh Thuận, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Năm 1964, qua một trận lụt lớn gây nhiều thiệt hại, mất mác, làng nghề này phải dời về Bầu Trúc năm 1965. Hiện nay người tiêu dùng lấy địa danh Bầu Trúc gắn cho gốm Chăm Ninh Thuận là “gốm Bầu Trúc”. Có một điều mà đến nay ai cũng biết: Tổ nghiệp của nghề gốm đất nung Chăm nói chung ở Ninh Thuận – Bình Thuận là ông Poklong Chan và bà Naililăng PănMứk.

Trước kia sản phẩm này còn đơn sơ mộc mạc, chủ yếu là “tự sản tự cấp”, phục vụ cho tôn giáo và công cụ tiêu dùng ở địa phuongwnhuw nồi, trã, hỏa lò, giàn bếp, lò đúc bánh căn, chậu, khương, vại,… Sau những năm giải phóng, ngành du lịch hình thành và phát triển, cùng với sự sưu tầm và phát huy tính nghệ thuật trên cở sở gổm cổ Sa Huỳnh , Mỹ Sơn, nhiều làng gốm trong tỉnh cũng như tỉnh Ninh Thuận đã biến hình từ gốm gia dụng trở thàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và đặc trưng Chăm phục vụ hiệu quả trong nghệ thuật trang trí nôi, ngoại thất cũng như những món quà đắc ý cho khách du lịch trong và ngoài nước. 

  1. Gốm Chăm Chan-PănMưk (tên đặt theo tên của ông bà Tổ nghiệp của nghề gốm Chăm)
  2. Gốm Chăm truyền thống Yang Mun

Giới thiệu ý tưởng: Trong nghệ thuật tạc hình Champa có nhiều phong cách qua từng thời đại, từng thế kỷ như phong cách Đồng Dương, phong cách Trà Kiệu, phong cách Chu Lai, phong cách Vijaya (Bình Định), phong cách Po Romé (Panduranga – Ninh Thuận, Bình Thuân)

Po Romé là một vị vua có nhiều mối quan hệ tốt đẹp với Đại Việt (dâng 2 châu Ô, Lý cưới công chúa Huyền Trân – em vua Trần Anh Tôn,…) đồng thời ông còn có mối bang giao hữu hải với các nước láng giềng du nhập những tư tưởng tiến bộ, những sáng tạo mới, vì thế phong cách nghệ thuật Chăm và thế kỹ XII – XIII, thời Po Romé trị vì vừa tổng hợp vừa đơn giãn, thể hiện đạc trưng bản sắc Chăm mới lạ, bắt mắt.

Trên nhân xét ấy tôi có ý tưởng lấy phong cách thời P.Romé với cái tên Yang Mun đặt cho gốm Chăm Kim Nguyên.

II.GỐM KHÔNG NUNG

1.Gốm Hậu Mỹ Sơn

2.Gốm Hậu Sa Huỳnh

Trang chủ

Sản phẩm

Giá:

Liên hệ

Giá:

Liên hệ

Giá:

Liên hệ

Giá:

Liên hệ

Giá:

Liên hệ